Tiểu đường của Nhật
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
– Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp
Insulin là gì?
– Insulin là một hormone do tế bào beta của tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết. Insulin có trọng lượng phân tử khoảng 5808 Dalton và được cấu trúc bởi 2 chuỗi polypeptide A và B
Tác dụng của insulin?
– Insulin là hormone duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường trong máu. Hiệu quả này do tác dụng của insuin lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể
Mối quan hệ của insulin và bệnh tiểu đường
– Insulin có mối quan hệ mật thiết với bệnh tiểu đường. Với trường hợp tiểu đường type 1, tuyến tụy mất khả năng sản sinh insulin hoặc sản sinh rất ít, không đáng kể. Không có sự trợ giúp của insulin, tế bào cũng ngừng hấp thụ glucose và lượng glucose trong máu cứ thế tăng lên không ngừng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
– Ngược lại, với người bị tiểu đường type 2 vẫn sản sinh insulin như thường, tuy nhiên cơ thể người bệnh mất khả năng sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào. Để ứng phó, tuyến tụy lại càng sản sinh ra nhiều insulin hơn nhưng vẫn không thể điều hòa lượng glucose trong máu. Về lâu dài, sự mất cân bằng này sẽ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể
– Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là cơ thể bạn mất đi khả năng chuyển hoá glucose, do đó lượng đường trong máu tăng quá cao so với ngưỡng an toàn. Bệnh tiểu đường kéo dài gây ra rất nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ, ảnh hưởng từ thận, thần kinh tới tim mạch
Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng
– Các biến chứng từ bệnh tiểu đường thường gặp gồm
Bệnh tim mạch
– Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ
Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh)
– Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên
– Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương
Tổn thương thận (bệnh thận)
– Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận
Tổn thương mắt (bệnh võng mạc)
– Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp
Tổn thương chân
– Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi
Các bệnh về da
– Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
– Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường
– Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
– Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu
– Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường tuýp 2, song không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
– Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
– Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lượng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ
Người bị tiểu đường cần làm gì?
– Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày
– Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiêm insulin, do đó bạn có thể tự tiêm ở nhà, thường là hai hoặc ba lần mỗi ngày
– Bác sĩ sẽ giới thiệu các bài tập thể dục để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn
– Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường
– Song song với đó, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng giúp điều hoà đường huyết tốt cho người tiểu đường. Tại Nhật 2 sản phẩm nổi tiếng nhất là viên uống DHC gymnema và bột hỗ trợ điều trị tiểu đường Kenja no Shokutaku
* Lưu ý
+ Trường hợp bạn đã bị xác định là tiểu đường thì cần tới bác sỹ khám. Có thể phải tiêm insulin hay dùng thuốc như bác sỹ yêu cầu. Bạn tham khảo ý kiến bác sỹ về việc dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hoà đường huyết trước khi sử dụng
+ Trường hợp bạn là người ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa chất bột có nguy cơ cao mắc tiểu đường, bạn có chỉ số đường huyết ở mức cao được bác sỹ khuyến cáo nên tìm cách điều hoà lại thì bạn có thể tự uống thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hoà đường huyết mà không cần kê đơn
+ 2 sản phẩm điều hoà đường huyết trong danh mục này là sản phẩm không cần kê đơn bác sỹ, người Nhật có thể tự mua dùng tại nhà để duy trì sức khoẻ
Thực phẩm chức năng, viên uống cho người tiểu đường của Nhật
– Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường của Nhật thường chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, có tác dụng đối với việc điều hoà lượng đường trong máu
– Viên uống tiểu đường có thể giúp giảm lượng đường hấp thụ vào máu mà trực tiếp đào thải chúng ra ngoài qua đường bài tiết. Nhờ đó mà chỉ số đường huyết sẽ được ổn định hơn
– Viên uống có tác dụng đối với những trường hợp
+ Người bị tiểu đường đang điều trị (nên tham khảo ý kiến bác sỹ về việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ tại nhà)
+ Người có chỉ số đường huyết ở mức cao, có nguy cơ mắc tiểu đường
+ Người thường xuyên ăn đồ ngọt như bánh kẹo, trà sữa
+ Người ăn quá nhiều chất bột như cơm, bánh mỳ .. cũng có nguy cơ chỉ số đường huyết cao
+ Người có các triệu chứng như thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều (đái dắt), luôn cảm thấy mệt mỏi kiệt sức, dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành, thường xuyên buồn nôn … nên kiểm tra chỉ số đường huyết trong máu sớm vì có nguy cơ tiểu đường
Thành phần gymnema (dây thìa canh) có tác dụng gì?
– Tinh chất gymnema là thành phần sinh học chính của dây thìa canh (một loại thảo dược có tên khoa học là Gymnema Sylvestre). Đây là thành phần chính trong nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường trên thị trường. Gymnema gồm nhiều tổ hợp Acid Gymnimic và Gumarin
– Tác dụng và vai trò của tinh chất Gymnema đối với việc kiểm soát, cân bằng đường huyết gồm có
Cân bằng đường trong máu, kiểm soát chỉ số HbA1c
+ Gymnema gồm nhiều tổ hợp Acid Gymnimic. Acid Gymnemic trong dây thìa canh có vai trò kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin để kiểm soát, cân bằng lượng đường trong máu
+ Acid Gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào β của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên
+ Acid Gymnemic làm giảm hoạt tính của enzym tân tạo đường và đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng ở gan trong suốt giai đoạn tăng đường huyết, giảm sinh đường mới tại gan, tăng men sử dụng đường ở các mô, cơ
+ Acid Gymnemic có trong dây thìa canh cũng có tác dụng kiểm soát tốt chỉ số HbA1c và phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường có thể gây ra
Làm mất vị ngọt tạm thời nên kiểm soát sự thèm ăn đồ ngọt
+ Giảm hấp thụ đường trong máu: Acid Gymnemic ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose (peptide Gumarin) khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu
+ Làm mất cảm giác ngọt giảm sự thích thú khi ăn đường: Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt
– Sau nhiều nghiên cứu, gymnema đã được chứng minh có tác dụng trong việc ổn định và cân bằng đường huyết. Do đó, đây là thành phần thiên nhiên được ứng dụng rất nhiều để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc hỗ trợ điều trị cho người tiểu đường tại Nhật
-
-
Giảm cân, Thực phẩm chức năng
Trà tiểu đường giảm hấp thụ đường Yamamoto Nhật nhãn đỏ
215.000đMuaXem nhanh -
Giảm cân, Thực phẩm chức năng
Trà ổi giảm cân Orihiro Guava Tea 60 gói Nhật Bản
195.000đMuaXem nhanh